“Bạn bè anh toàn những đứa ầu
ơ…”
Ai đó đã nói đại khái rằng:
“Hãy
chỉ cho tôi bạn bè của anh. Tôi sẽ cho biết anh là người như thế nào...”
Từ suy nghĩ
trên.Tôi xin thưa rằng mừng vui và sẻ chia thật lòng về ấn phẩm thơ in chung của
hai tác giả: Nguyễn Tấn Thái – Trần Anh
Dũng.
Với tư cách là
một người đọc lẫn tư cách của một người “thỉnh thoảng cũng mần thơ”. Tất nhiên, cảm nhận có chút ít nghiêng về phía thiên vị. Phía của những
người ham vui thơ phú với nhau...
“Trăng và nguyệt”. In chung đầu tay của nhà
giáo Trần Anh Dũng. Người con của
quê hương Tam Kỳ. Nơi mà hoa sưa được mến yêu như một biểu tượng. Thầy giáo dạy
toán ở trường Đại học Quảng Nam này có gì tương hợp với tác giả mà anh đứng
chung trong một tác phẩm trình làng? Xin thưa! Không có gì “gần” nhau hết. Nếu
chưa muốn nói là “trái dấu”
Chỉ có thơ.
Tình yêu thơ như một thứ tôn giáo. Như một tín niệm về những khát vọng thiêng
liêng giữa cuộc đời đã làm nên cuộc phối ngẫu lạ kỳ mà trân trọng này.
Với ông Thầy dạy
văn Nguyễn Tấn Thái. Bút danh Bình Nam của quê hương Thăng Bình yêu dấu.
Một người thơ quăng quật “Nhoài thân ôm lấy ngàn trùng” đầy ham hố.
Suốt đời “...ngưỡng phục trước đền...”
tìm kiếm để nhận chân “Tim lạc nhịp.. cứ
rối bời...theo thơ”. Thì Trăng và nguyệt là đứa “con rạ” đã
ra đời mẹ tròn con vuông sau thời gian thai nghén đến mấy lần chín tháng mười
ngày. Cơn vỡ ối chuyển bụng kéo quá dài đến lo lắng. Cuối cùng cháu bé ấy cũng
hôi hổi ân tình trên tay bạn đọc.
Đây là một ca
“đẻ khó”. So với thằng anh “Bóng thức” của nó. Tập thơ được NXB Thanh Niên cấp giấy phép phát hành
vào cuối năm 2010.
Nhân đây, cũng
xin nhắc qua rằng. Bóng thức đã thật sự định vị tuổi tên Nguyễn Tấn Thái. Bóng thức đã ít nhiều thành công lay động. Đúng
như tên gọi. Nó làm “mất ngủ” người viết lẫn người đọc bởi mức độ phiêu lưu câu
chữ và ngả nghiêng tình ý.
Như trong lời
giới thiệu ở đầu tập thơ Trăng và nguyệt. Tôi có đề cập đến
chi tiết “Thú vị & bất ngờ”.
Vậy điều gì đã
và sẽ gây ra thú vị bất ngờ ở tập sách nhỏ này?
Nếu Nguyễn Tấn Thái vẫn trung thành với tâm
hồn thơ của mình. Đúng ra phải gọi là “Tâm trạng thơ” của riêng anh. Di dưỡng
và phát huy tối đa một kiểu cách tư duy thơ riêng biệt không giống ai. Một mình
một cõi, Tự do bay nhảy huyễn mộng giữa thơ và đời, giữa thực và mộng. Nó du dẫn
say sưa quá độ. Nó gây ám tượng hoang mang thắc thỏm vào lòng người đọc. Chẳng
thể nào đoán định nổi những câu chữ lạ lùng, những tình ý liều lĩnh kia sẽ rủ
rê ta đến miền cõi nào của cái đẹp. Đọc thơ Nguyễn Tấn Thái là đọc cái tâm trạng bất an của đời sống qua lăng
kính khúc xạ của nghệ sỹ. Đọc thơ Nguyễn
Tấn Thái còn là đọc cái hình xác chữ nghĩa chênh vênh chực hờ ngã đổ. Trạng huống ấy thường trực trong thơ Nguyễn
Tấn Thái. May thay! Như một nghệ sỹ xiếc có nghề. Cuối cùng, tác giả cũng
giữ được cho người đọc cái thở phào nhẹ nhõm tận hưởng chút an bình hiếm hoi mà
quý giá.
Thơ là một loại
hình vừa “Văn học” lại vừa “Nghệ thuật”!
Với quy chiếu
này. Nguyễn Tấn Thái đã “Mần nên
chuyện” khi đem đến “Cảm giác mạnh” vào
thơ nói trên.
Với ý nghĩa
này. Nguyễn Tấn Thái đã làm ra một
“Nhà thơ nhiều cá tính. Độc đáo và độc vị”.
Vậy thì : ”Thú
vị và bất ngờ” của người thơ Trần Anh
Dũng là ở chỗ nào?
Hãy đọc và làm
bạn. Nghĩa là tâm tình thấu đáo thấu suốt một tâm hồn tưởng phẳng lặng như chơi
mà dè đâu cũng quá nhiều giông gió dưới bộ dạng hiền từ khép nép.
Không thú vị và
bất ngờ sao được khi ông Thầy dạy toán ở bậc đại học mà Thơ lại “Nhuyễn” hơn Toán! Ông đã chứng minh quá thành công sự lột xác,
hóa thân diệu kỳ mà với “Tư duy chính
xác” của khoa
học giải phẩu và khoa học tâm lý cho đến hôm nay vẫn còn phải ngần ngại rụt
rè...
“Cây kim sợi chỉ phải lòng nhau thôi...”
Một tuyên ngôn
qua thơ đầy giới tính!
Bên cạnh câu
thơ hơi bị “sáu câu vọng cổ” là câu thơ “nổi da gà” lẫn tình và ý, lẫn mộng và
thực:
“Diêu bông ơi hỡi diêu bông
“ Bao giờ chị gặp lại chồng mình đây...”
Con dao mổ
tinh vi của y học đã phải chùn tay!
Con dao mổ đã
từng rực rỡ công trạng khi giải quyết rất ngọt những ca tách đôi, những ca sửa
chữa oái oăm nhất mà thượng đế đã thử thách trí tuệ và tài hoa của con người.
Vậy mà con dao
mổ lẫy lừng ấy đành thúc thủ chào thua trước trường hợp Chi Lan – Trần Anh Dũng...
“Viết cho vui
và viết cho buồn”
Tôi đã nghĩ suy
về ý nghĩa ấy của thơ và người trong Trăng và nguyệt.
Thú thật. Tôi
đã “phải lòng”
Thú thật. Tôi đã
bắt gặp chút hạnh phúc an bình quý hiếm.
Nếu từ bỏ triệt
để được lòng hời hợt trước những phận số, trước những cuộc đời đang hiện diện
quanh ta. Đang thụ hưởng và nhận chịu chung cùng tâm thế như ta. Tôi tin, ta sẽ
quý yêu hơn vào con người, vào những điều tốt đẹp vẫn đang
khuất lấp đâu đó chực chờ ta tri âm tri kỷ.
Hy vọng Trăng
và nguyệt kia sẽ đem đến tặng bạn những giây phút an bình quý hiếm. Rồi
ra sẽ phải lòng nhau trước cuộc tồn sinh nhiều phiền lụy. Trước những bộn bề
thúc hối đời sống đang đẩy xô lôi kéo chúng ta về phía nhọc nhằn
Hà Lam 19/1102014
Nguyễn Đức Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét