“Sầu Dã Nhân”
Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không hề
biết được là anh có viết lách vẽ vời hoặc dính dáng nào về các hoạt động VHNT
gì không. Chỉ biết anh có cái tên quá độc đáo, bởi sau cái đêm mở phiên tòa lưu
động hết sức đặc biệt và sặc mùi khủng bố ấy thì chúng tôi mất hút tăm hơi của
anh, như thể anh chưa từng xuất hiện trên cõi đời này…
Thời trước, hầu như đàn ông con trai nào
lanh lẹ, có chút ít tài vặt, thì thể nào cũng chọn cho mình hoặc ban bè gặp dịp
gán một cái tên hiệu ngoài tên thật do cha mẹ đặt cho và ghi vào khai sinh, hộ
tich. Nó như một thứ bút danh, bút hiệu, hay đại để như một “Nhản hiệu cầu
chứng” thể hiện cho đẳng cấp, cá tính, hoặc sở trường sở đoản nào đó. Nói
chung, một kiểu thời thượng giữa bạn bè cùng hội cùng thuyền với nhau. Lắm lúc,
người ta sống dở chết dở với cái tên hết sức ngớ ngẩn, buồn cười, vô thưởng vô
phạt. Nó chẳng hề nói lên điều gì ngoài một ý đơn giản là để phân biệt cho khỏi
nhầm lẫn. Ngờ đâu vật đổi sao dời, cũng bởi cái tên hiệu khác người ấy mà nó
làm cho anh mắc tội nhiều hơn. Một thứ tội tưởng tượng, hư cấu và suy diễn của
kẻ có chức quyền, nắm trong tay sinh sát vận mệnh những người dưới ngựa.
Tiếng kẻng báo động dồn dập chát chúa dựng
đứng hơn ngàn con người trong khuya mưa tầm tã. Chưa kịp bật ngồi dậy để chạy
ra sân tập hợp đội hình sẵn sàng chiến đấu. Cái lệ ở Xí nghiệp Đá Chu Lai này
nó vậy, dầu chẳng biết chiến đấu để chống lại thế lực thù địch nào và với hai
bàn tay không…Chúng tôi nghe tiếng lên đạn lốp rốp khắp quanh trại, những ánh
đèn pin quét loang loáng bao vây tứ phía, súng thọc vào các tấm cửa sổ bằng cót
trên đầu giường. Một giọng đanh vang lên trong đêm mưa: “ Tất cả nằm im! Ai ở
đâu nguyên đấy, cấm ồn ào di chuyển!” Chưa biết chuyện gì đang xảy ra, bởi nó
trái với thói thường đã được huấn luyện thành nếp, thành kỷ cương, thứ lề luật
thời chiến được áp dụng nghiêm ngặt cho toàn công nhân xí nghiệp. Những tiếng
chân rậm rịch nhanh chóng cơ động rồi xông vào trại chúng tôi, chốt hai cái
bóng đen ngay cửa ra vào độc đạo, ghìm súng chỉa vào trong những chiếc giường
chúng tôi đang nằm run rẩy và hốt hoảng Như đã được tập dược thuần thục trước
rồi, ba người súng ống sẵn sàng nhanh chóng từ bên ngoài xộc vào giữa trại dõng
dạc: “Trung sĩ ngụy quân Cao Xuân Toàn! Mày đã bị bắt! Thu dọn đồ đạc nhanh
lên!”. Họ bước đến giật mùng, anh Toàn vừa mở miệng toan hỏi đã bị mắng át: ”Im
ngay! Cấm nói!” Chưa hết bàng hoàng nhưng như biết phận, anh Toàn ngoan ngoãn
thu dọn áo quần chăn màn gùi vào ba lô,
Một người xông tới trói quặt hai tay anh ra sau rồi thúc súng đưa đi.
Mọi việc diễn ra trong chưa đầy 5 phút, chưa đủ thoát cơn ngái ngủ của mọi
người, chưa đủ cho những câu hỏi lởn vởn trong đầu mà không ai dám buột miệng.
“Hết báo động! im lặng ngủ để mai làm việc, cấm làm mất trật tự.” Lại lệnh
miệng của ai đó vang lên ngay cửa ra vào. Không gian chìm vào đêm mưa, tuy vậy,
từng tiếng thở dài và trở mình chung quanh cho thấy rằng gần năm mươi con người
trong trại chúng tôi không ai có thể ngủ được nữa. Chuyện gì xảy ra vậy? Rồi
còn ai sẽ bị bắt nữa không? Và tại sao? Một vài đóm lửa thuốc lá lén lút đỏ
lên, rồi thêm vài đóm nữa, và rồi cả trại chúng tôi đều nhẹ nhàng đốt thuốc
trong đêm vắng, hút chùng hút vội, những điếu thuốc cháy câm lập lòe thay cho
nỗi phân vân và nghi ngại. Không biết những trại chung quanh như thế nào chứ
chúng tôi lòng đầy lên một sự sợ sệt không tên. Chuyện gì vậy? Biến cố khác
thường chưa từng xảy ra từ khi bước chân vào công trường. Hơn hai năm qua rồi,
cuộc sống đã dần đi vào nề nếp. Cái nề nếp có thước có tấc cho mọi sinh hoạt
của con người trong tập thể này. Người ta cũng phải quen dần với thứ bình yên
giả tạo ấy. Chiến tranh đã ở vào thì quá khứ, bom đạn đã im tiếng trên chiến
trường nên không còn là nỗi lo âu thường trực, còn chăng trong riêng mỗi lòng
người cất giấu cái ngột ngạt về đời sống tinh thần, ngột ngạt mà không dám tỏ
bày, cứ tự dặn lòng chịu đựng thứ quy cũ khép kín trong giới hạn của xí nghiệp
và chỉ biết có một khung trời xí nghiệp, chẳng ai dám tơ vương bên ngoài kia
con người sống như thế nào, Một thứ hàng rào vô hình được dựng lên bao quanh
khoảng đất trời ấy, bãi đá và doanh trại, Con người là sinh vật dễ thoả hiệp
nhất trước sự đe dọa tập thể, ai cũng chung cùng một điều kiện sống như nhau, triệt
tiêu tinh thần phản kháng, kêu đòi những nguyên tắc sống, một thái độ cầu an
chấp chịu những trói buộc hết sức vô lý bằng những luận điệu giải thích có lý,
rồi ra ai cũng thấy rằng nó, cái thế giới thu nhỏ ấy nó đúng là có lý, cái lý
của kẻ mạnh, có quyền sinh quyền sát luôn luôn đúng. Chiến thắng đã biện minh
cho tất cả.
Sau khi được nhập về Xí nghiệp Đá Chu
Lai, trừ một số không biết chuyển đi đâu, còn lại cả cũ cả mới hơn ngàn rưỡi
con người được phiên chế thành 4 đội sản xuất. Các dãy trại làm bằng tranh tre
và cót ép bố trí xây dựng sát chân núi đá Chu Lai, trên một diện tích rộng cả
chục hec ta, nhà của Ban chỉ huy Xí Nghiệp ở giữa nhìn ra một khoảng sân rộng,
các đơn vị ở chung quanh, nhà ăn nhà bếp được xây dựng thông thoáng sạch đẹp,
có vườn hoa ở bên hông của trại xí nghiệp. Cả một khu vực ấy nằm sát đường QL1,
bên kia đường là Căn cứ Quân sự Chu Lai một thời sôi động, giờ thành khu quân
sự của bộ đội. Cả một vùng đồng không mông quạnh nên gió biển thổi về quanh năm
suốt tháng, mùa nắng thì còn đỡ chứ vào mùa đông mưa gió thì phải biết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét